Vết thương bỏng bô bị chảy nước vàng liệu có nhiễm trùng?

Vết bỏng bô xe máy tuy không nguy hiểm tới tính mạng nhưng nếu không được xử lý, chăm sóc cẩn thận sẽ rất dễ gây ra nhiễm trùng hoặc để lại sẹo thâm sau khi vết thương lành. Nhiều bạn hoang mang không biết vết thương có bị nhiễm trùng hay không khi gặp phải tình trạng vết bỏng bô bị chảy nước vàng mặc dù đã chăm sóc và xử lý cẩn thận hàng ngày. Cùng tìm lời giải đáp về tình trạng này trong bài viết dưới đây nhé!

Vết bỏng bô bị chảy nước vàng liệu có nhiễm trùng?

Trong cuộc sống hàng ngày, nhiều khi vì bất cẩn, bạn rất dễ bị va quệt chân vào ống bô xe máy – nơi có nhiệt độ rất cao khi xe đang hoặc vừa mới hoạt động. Tại vùng da bị va quệt, da bị tổn thương nghiêm trọng. Tùy theo mức độ va quệt và tình trạng độ nóng của bô xe mà vết thương gặp phải sẽ nặng, nhẹ hoặc vừa.

vết bỏng bô bị chảy nước vàng
Vết bỏng bô bị chảy mủ có bị nhiểm trùng hay không

Trên thực tế, khi bị bỏng bô, mặc dù nhiều bạn đã chăm sóc vết thương rất cẩn thận, sát trùng và thay băng hàng ngày nhưng vẫn gặp phải tình trạng vị trí vết bỏng bô bị chảy nước vàng. Tại sao lại gặp tình trạng này?

Thực chất, nước vàng trong rỉ ra từ vết thương chính là huyết tương. Đây là một chất dịch vô trùng không chỉ có tác dụng làm mát, ẩm mà còn có giống như một lớp màng che chắn cho vết thương. Mặc dù vậy, chất dịch này lại giống con dao hai lưỡi, vừa có tác dụng lại vừa là môi trường thuận lợi để vi khuẩn xâm nhập. Chính vì vậy, việc bạn cần làm mỗi ngày là làm sạch và chăm sóc vết thương thật cẩn thận để tránh bội nhiễm.

Khi gặp phải tình trạng này, bạn nên hạn chế đi lại để dịch tiết ra ít hơn, đồng thời, tiếp tục làm sạch và thay băng vết thương bằng nước muối sinh lý 1 lần mỗi ngày, thay gạc Urgotul bằng Duoderm để giữ dịch tiết từ vết thương giúp cho vết thương khép da nhanh hơn.

Trong quá trình băng gạc, bạn nên băng nhẹ tay, không băng chặt và kín quá khiến vết thương không thoáng khí, dễ xảy ra nhiễm trùng hoặc tình trạng sẹo nhăn về sau. Hoặc bạn cũng có thể sử dụng loại băng gạc dạng xịt rất tiện lợi, có bán tại các hiệu thuốc.

vết thương bỏng bị chảy nước vàng
Bỏng bô bị chảy nước vàng có phải nhiễm trùng?

Với những vết thương nhỏ hơn thì bạn chỉ cần hạn chế đi lại, làm sạch bằng nước muối sinh lý và để thông thoáng, không nhất thiết phải băng gạc, ngoại trừ cần ra ngoài.

Trong trường hợp, nước chảy ra từ vết thương xuất hiện mùi hôi, vàng sậm hoặc đỏ, đồng thời diện tích vết thương có dấu hiệu lan rộng và chăm sóc mãi không lành thì bạn cần tới ngay các cơ sở y tế để được thăm khám, tư vấn và xử lý sớm, tránh để lâu, kéo dài, rất dễ gặp phải các vấn đề về nhiễm khuẩn, thậm chí hoại tử phần da thịt bị tổn thương.

Làm gì khi bị bỏng bô xe máy để tránh nhiễm trùng?

Bước 1: Sơ cứu nhanh tại chỗ

Các tình huống bị bỏng bô xe thường rất bất ngờ nên việc sơ cứu nhanh tại chỗ quyết định rất nhiều tới tình trạng vết thương về sau. Nếu trong vòng 10 phút bạn xử lý nhanh và đúng đối với vết bỏng thì sẽ rất tốt cho việc hồi phục vết thương sau này.

Ngay khi bị bỏng bô xe máy, việc bạn cần làm ngay lập tức là dùng nước sạch để làm dịu vết thương. Cách tốt nhất là ngâm hoặc nhẹ nhàng đổ lên vết bỏng, nếu đang ở ngoài đường, bạn có thể mua ngay chai nước lọc ở xung quanh để sơ cứu. 

Nhưng bạn lưu ý, thời gian ngâm hoặc đổ nhẹ nước lên vết thương chỉ khoảng 15-20 phút, vừa đủ để vết thương dịu xuống. Không nên thực hiện quá thời gian này, dễ làm cho vùng tổn thương bị hoại tử.

Bước 2: Tiến hành sát trùng vết bỏng bô

Sau khi đã sơ cứu vết bỏng, bạn tiến hành sát trùng vùng bị thương bằng nước muối sinh lý vệ sinh (NaCL 0,9%) hoặc dung dịch Providine 10% (nước chứa Iot). Nhưng lưu ý, nếu đang mang thai, cho con bú hoặc có tiền sử dị ứng với Iot, bạn không dùng dung dịch Providine 10%.

vết bỏng bị chảy nước vàng
Sơ cứu vết bỏng và sát trùng vết thương.

Thêm nữa, cần tuyệt đối tránh sát trùng vết thương bằng nước oxy già, thuốc đỏ hoặc cồn y tế. Đây là thói quen không tốt của rất nhiều người, mặc định rửa vết thương là sử dụng các sản phẩm này. Trên thực tế, các sản phẩm này gây chết mô hạt vốn đang bị tổn thương, sẽ dẫn tới việc để lại sẹo xấu.

Bước 3: Điều trị và chăm sóc vết bỏng

  • Đối với các vết bỏng có diện tích rộng, sâu, có dấu hiệu nghiêm trọng, bạn nên nhờ người đưa tới cơ sở y tế gần nhất. Tại đây, các bác sĩ sẽ khám, đánh giá mức độ vết bỏng để có phương hướng xử lý phù hợp nhất cho bạn.
  • Đối với các vết thương có diện tích vừa phải hoặc nhỏ, bạn có thể điều trị và chăm sóc ngay tại nhà.
  • Sau khi sát trùng vết thương, bạn có thể sử dụng mật ong, dầu mù u hoặc Xethenol để điều trị vết bỏng. Mật ong là một trong những loại kháng sinh tự nhiên cực kì tốt, giúp kháng khuẩn và rút ngắn thời gian chữa lành vết thương, vì vậy, bạn dùng mật ong để nhẹ nhàng thoa lên bề mặt vết thương.
vết bỏng chảy nước
Đối với vết bỏng nhẹ có thể điều trị tại nhà bằng mật ong hoặc dầu mù u.
  • Với dầu mù u hoặc Xethenol, bạn có thể dùng trong 2 – 3 ngày đầu sau khi bị bỏng nhằm kháng khuẩn, giảm đau và hạn chế sẹo do vết bỏng bô để lại.
  • Trong trường hợp vết thương nhỏ, không đáng kể, bạn không cần thiết phải băng bó, nên để cho vết thương thoáng mát để nhanh khô miệng.
  • Trong trường hợp vết thương rộng hơn, nếu có thể kiêng đi lại thì bạn cũng không cần băng bó để vết thương thoáng khí, nếu có việc cần đi lại thì bạn nên băng bó nhẹ bằng băng gạc có vaseline. Việc sử dụng thêm sản phẩm này khi băng gạc sẽ giúp cho phần da tổn thương không tiếp xúc trực tiếp và không dính sát vào băng gạc, từ đó, không gây tổn thương thêm cho da.
vết bỏng chảy nước vàng
Sử dụng băng gạc khi vết thương rộng.
  • Ngoài ra, bạn có thể sử dụng băng vết thương dạng xịt bán sẵn tại các hiệu thuốc để tiết kiệm thời gian, đồng thời vẫn đảm bảo được việc làm sạch và bảo vệ cho vết thương. Một điểm lưu ý nữa trong quá trình băng bó, bạn nên nên nhẹ tay, không băng quá chặt, quá kín, dễ dẫn tới tình trạng sừng hóa da non, tạo sẹo nhăn và sậm màu sau khi vết thương lành.
  • Trong trường hợp vết bỏng bị phồng rộp, có bọng nước, bạn tuyệt đối không chọc bọng nước này.

Bước 4: Xử lý sẹo bỏng

Bạn biết đấy, bất cứ lúc nào bạn bị bỏng cũng sẽ khiến làn da tổn thương mà để lại sẹo. Tùy vào nguyên nhân, cách xử lý và da địa của bạn mà có thể hình thành các loại sẹo khác nhau như sẹo thâm hay sẹo lồi. Chính điều này khiến làn da bạn mất đi tính thẩm mỹ và bạn không còn tự tin khi diện những bộ váy, quần Short khi ra đường.

Một loại kem đặc trị sẹo bỏng cực hiệu quả được hầu hết khách hàng lựa chọn hiện nay đó chính là Kem trị sẹo Scar RejuvaSil. Loại kem này có nguồn gốc từ Mỹ, được cấu tạo dưới dạng tuýp nhỏ tương đối gọn nhẹ. Sản phẩm có nguồn gốc từ tự nhiên chuyên đặc trị tất cả các loại sẹo bỏng từ sẹo lồi đến sẹo thâm. Đặc biệt, loại kem này rất tốt cho việc tái tạo da mới và đặc biệt là không gây tác dụng phụ.

Scar RejuvaSil® 30 mL
Scar RejuvaSil® 30 mL

Bạn có thể tìm hiểu thêm thông tin và giá bán Scar RejuvaSil ngay TẠI ĐÂY. Hoặc liên hệ trực tiếp cho chúng tôi để được tư vấn trị sẹo bỏng ngay hôm nay.

Như vậy, khi vết bỏng bô bị chảy nước vàng, bạn nên bình tĩnh xem xét mức độ, màu sắc của dịch khi chảy ra để có phương hướng xử lý cho đúng. Với những chia sẻ trên đây, chúng tôi hy vọng đã giúp bạn chủ động hơn trong cách chăm sóc vết thương của mình.

TÌM HIỂU THÊM:

4.7/5 - (3 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *