Hướng dẫn cách nặn mụn bọc giảm sưng đau, nhanh liền sẹo

Nặn mụn như thế nào để giảm sưng và nhanh sẹo là điều mà không phải ai cũng biết. Nếu bạn chưa biết cách xử lý mụn bọc ra sao thì hãy tham khảo ngay bài viết dưới đây nhé!

Nếu bạn đã từng hoặc đang bị mụn bọc thì sẽ cảm nhận được sự khó chịu mà nó gây ra. Đặc biệt, những chiếc mụn bọc còn ảnh hưởng trực tiếp đến tính thẩm mỹ của cả gương mặt. So với những loại mụn thông thường, mụn bọc có triệu chứng mạnh mẽ hơn, vì thế bạn không được tùy ý nặn mụn chúng. Tuy nhiên, không phải vì thế mà bạn có thể phớt lờ chúng, điều bạn cần làm là tìm cách loại bỏ mụn bọc ra khỏi làn da của mình.

Vậy, cách nặn mụn bọc như thế nào mới đúng? Tham khảo ngay cách nặn mụn bọc giúp giảm tối đa tình trạng đau sưng và mau liền sẹo.

Có nên tự nặn mụn bọc tại nhà hay không?

Mỗi khi thấy mụn xuất hiện trên gương mặt, hầu hết chúng ta đều muốn loại bỏ chúng càng nhanh càng tốt. Thế nhưng nếu nặn mụn không đúng cách sẽ gây ra tình trạng tổn thương tế bào da, thậm chí là nhiễm trùng. Kể cả nếu bạn không nặn để mụn tự vỡ ra và biến mất thì tế bào da vẫn làn da vẫn có thể bị tổn thương.

Mụn bọc thường xuất hiện và tự biến mất trong vòng 7-10 ngày, việc lựa chọn thời điểm để nặn cũng như cách nặn sẽ giúp hạn chế các triệu chứng có thể xảy ra như sưng đỏ, đau nhức, sẹo thâm vô cùng xấu xí. Mặc dù nặn mụn là cách nhanh nhất để loại bỏ mụn bọc, thế nhưng đây không phải là giải pháp được các chuyên gia da liễu khuyến khích.

mụn bọc có nên nặn không
Có nên tự nặn mụn bọc tại nhà hay không?

Nếu bạn nặn mụn không đúng cách sẽ khiến tình trạng mụn bọc trở nên nghiêm trọng hơn. Bởi, mụn bọc thuộc dạng mụn gây ra viêm nhiễm nên hoàn toàn có thể lan rộng sang những vùng da xung quanh. Khi đó, việc nặn mụn sai cách sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn, bụi bẩn tiếp xúc trực tiếp với vết thương hở gây viêm nhiễm, thậm chí là nhiễm trùng máu.

Như vậy, việc nặn mụn và không nặn mụn đều có mặt lợi, hại của nó. Bạn hãy cân nhắc thật kỹ xem có nên tự nặn mụn bọc tại nhà hay không. Nếu bạn tự tin rằng có một làn da khỏe mạnh, phương pháp nặn mụn bọc đúng cách, đảm bảo an toàn thì hãy tham khảo ngay cách nặn mụn bọc mà chúng tôi chia sẻ dưới đây.

Hướng dẫn cách nặn mụn bọc giảm sưng, nhanh liền sẹo

Trước khi nặn mụn, bạn cần chắc chắn rằng mụn đã tiến triển tới giai đoạn có thể nặn và ép mụn mủ ra. Thông thường, sau khi xuất hiện mụn bọc thì khoảng 3 ngày sau mụn bắt đầu phát triển và mưng mủ. Tốt nhất, bạn nên chờ khi mụn chín có chấm trắng li ti rồi mới tiến hành nặn. Và cách nặn mụn bọc giúp hạn chế tối đa tổn thương được thực hiện theo các bước sau:

Bước 1: Làm sạch làn da

Trước khi nặn mụn bọc, bạn cần chắc chắn rằng làn da của mình đã được làm sạch bằng nước và sữa rửa mặt chuyên dụng. Tốt nhất, bạn nên sử dụng nước muối sinh lý để rửa mặt nhằm loại bỏ vi khuẩn, bụi bẩn ẩn sâu dưới da. Bởi, đó đều là những tác nhân gây ra mụn, thậm chí là nhiễm trùng.

cách nặn mụn bọc
Làm sạch làn da

Ngoài ra, bạn cũng có thể xông hơi để giãn nở lỗ chân lông. Đây là cách nặn mụn mủ vừa giúp thông thoáng lỗ chân lông vừa giúp việc nặn mụn đạt hiệu quả tốt hơn.

Bước 2: Vệ sinh tay sạch sẽ

Bàn tay thường chứa nhiều vi khuẩn, bụi bẩn, vì thế nếu không rửa tay sạch sẽ khiến vi khuẩn lây sang vùng da bị mụn. Tốt nhất, bạn nên rửa tay sạch bằng chanh, chú ý đến từng ngón tay. Thông thường, chúng ta sẽ sử dụng 2 ngón tay để ép mụn mủ ra ngoài.

Bước 3: Chuẩn bị dụng cụ nặn mụn

So với việc dùng tay để trực tiếp nặn mụn thì sử dụng một chiếc kim đã được tiệt trùng sẽ giảm tối đa tình trạng viêm nhiễm có thể xảy ra. Bạn cần tiệt trùng kim bằng cách hơ lửa hoặc ngâm nước muối nóng.

Bước 4: Trích đầu mụn

Sau khi chuẩn bị xong các bước trên, chúng ta sẽ tiến hành trích đầu mụn để tạo thành một lỗ nhỏ nhưng không được trích quá sâu. Mục đích của việc làm này là tạo một lỗ để mụn mủ có thể thoát ra ngoài. Hơn nữa, sử dụng kim để trích mụn sẽ giảm đau đớn trong quá trình ép mụn.

Bước 5: Tiến hành nặn mụn bọc

Khi đã trích được đầu mụn, bạn hãy quấn bông vào đầu ngón tay. Nhanh chóng sử dụng những ngón tay đã quấn bông nhẹ nhàng massage lên mụn bọc trong vòng 20-30 giây. Trong quá trình massage bạn có thể tăng cường độ nhấn xung quanh chân mụn.

Tiếp đó, cách nặn mụn bọc đơn giản nhất mà bạn nên làm đó là ép 2 ngón tay vào chân mụn và tăng lực để mụn mủ có thể bắn ra ngoài. Việc ép để mụn bọc bắn mủ ra ngoài có thể khiến bạn khó chịu, đau đớn nhưng bạn cần quyết tâm để tránh tổn thương da.

cách nặn mụn bọc an toàn
Tiến hành nặn mụn bọc

Thông thường mủ bắn ra có thể ở dạng cứng hoặc dạng mủ nước. Nếu mụn bọc cứng thì sẽ bắn ra trước, còn mụn mủ thì cần sử dụng lực của ngón tay để loại bỏ được hoàn toàn. Bạn cần thực hiện cho đến khi không còn mủ nữa, bao giờ thấy máu tươi chảy ra là xong.

Bước 6: Sát trùng vết thương

Không chỉ quan tâm đến cách nặn mụn bọc, công đoạn chăm sóc da sau khi nặn mụn cũng đóng vai trò vô cùng quan trọng. Trước hết, bạn cần dùng bông gòn sạch đã tẩm cồn sát trùng (có thể thay thế bằng nước muối sinh lý) để thấm máu chảy ra ngoài.

Bước 7: Chăm sóc da sau nặn mụn

Cách nặn mụn bọc giảm sưng đau, sẹo thâm bao gồm cả bước chăm sóc da sau nặn mụn. Bạn hãy đặt một cục đát lên vùng da vừa nặn mụn để giảm sưng đỏ, đồng thời giúp se khít lỗ chân lông.

Việc nặn mụn bọc đúng cách để không để lại sẹo sẽ bao gồm cả bước chăm sóc da sau nặn mụn. Sau khi nặn mụn xong các bạn nên đặt một cục đá lên mụn vài phút để giảm vết đỏ và se lỗ chân lông. Cuối cùng, sử dụng các nguyên liệu tự nhiên như nghệ tươi hoặc nha đam, mật ong để vết thương mau lành và không để lại sẹo.

Lưu ý quan trọng sau khi nặn mụn bọc

Thực hiện đúng cách nặn mụn bọc trên chỉ là một phần, để giảm nguy cơ thâm sẹo, giảm đau sưng bạn cần lưu ý một số điều sau:

  • Hạn chế đụng chạm, sờ tay lên vùng da vừa nặn mụn để tránh nguy cơ viêm nhiễm, nhiễm trùng.
  • Tránh sử dụng mỹ phẩm, tranh tiểm trong quá trình điều trị vết thương do mụn bọc để lại.
  • Dưỡng ẩm da bằng nguyên liệu tự nhiên hoặc chiết xuất tự nhiên, không nên sử dụng sản phẩm chứa cồn, chất hóa học.
  • Không tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời, tia cực tím sẽ khiến da kích ứng, thâm nám xấu xí.
  • Không bóc vảy sẹo của vết thương, hãy để chúng khô lại và tự bong ra.
  • Có thể dùng toner để làm dịu và giảm các vết sưng đỏ sau khi nặn mụn bọc. Bên cạnh đó, nên chườm đá để giảm sưng, kháng khuẩn và giữ vết mụn luôn được sạch sẽ, khô thoáng.
  • Sau 3 ngày nặn mụn bọc, bạn hoàn toàn có thể sử dụng sản phẩm trị thâm sẹo theo lời khuyên từ các chuyên gia da liễu.
  • Thiết lập cho mình một chế độ ăn uống khoa học, hợp lý. Bổ sung những thực phẩm giàu vitamin, khoáng chất, axit béo omega 3, vitamin C…Nên kiêng ăn một số thực phẩm gây sẹo như rau muống, thịt bò, thịt gà, đồ nếp, hải sản,…
  • Hạn chế thức khuya, uống chất có cồn, tốt nhất nên thường xuyên tập thể dục…

Trên đây là cách nặn mụn bọc được tổng hợp từ ý kiến của các chuyên gia da liễu. Hy vọng với những thông tin mà chúng tôi chia sẻ sẽ giúp bạn dễ dàng loại bỏ được mụn bọc đáng ghét trên gương mặt.

5/5 - (3 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *