Bệnh giời leo ngày càng phổ biến vào mùa hè tại Việt Nam. Mặc dù không quá khó để chữa vết giời leo bằng mẹo dân gian, tuy nhiên chúng đều tốn rất nhiều thời gian và thường để lại sẹo. Vậy, bị giời leo bôi thuốc gì cho nhanh khỏi, không để lại sẹo? Cùng giải đáp qua những nội dung hữu ích dưới đây!
Bệnh giời leo là gì? Dấu hiệu bị giời leo cắn?
Nguyên nhân xuất hiện bệnh giời leo
Bệnh giời leo là căn bệnh ngoài da do vết cắn chích của một loài động vật có tên bọ giời.
Bọ giời thuộc động vật chân môi có hình dạng giống con rết, thường sinh sôi và phát triển vào mùa hè.
Loại động vật này có chứa acid photpho khi tiếp xúc trực tiếp lên da sẽ gây những tổn thương nghiêm trọng cho da. Bệnh giời leo thường gặp ở những bộ phận hở như mặt, cánh tay, cổ, lưng…nhưng nghiêm trọng nhất khi ở mắt trẻ nhỏ.
Dấu hiệu bị bệnh giời leo
Khi bị bọ giời cắn những dấu hiệu đầu tiên sẽ là nóng rát, sưng vùng bị cắn và có biểu hiện sốt cao từ 38 đến 40 độ C.
Sau khoảng 2-3h không được sát trùng sẽ xuất hiện nốt phỏng nước có màu đục như mưng mủ.
Tiếp đến, 1 ngày sau vùng da bị cắn sẽ nổi mọng nước, sưng to và lây thành diện rộng gây ngứa ngáy đau rát cho người bệnh. Nếu dùng tay để gãi sẽ cực kì nguy hiểm, làm vỡ mọng nước gây lây lan vị trí xung quanh và đau buốt do da lúc này đã bị nhiễm khuẩn.
(**) Lưu ý: Bệnh giời leo rất dễ gặp ở người già và trẻ nhỏ, vì vậy bạn cần có biện pháp xử lý kịp thời để tránh những hoạt động vô thức như gãi, cấu…làm nghiêm trọng vết giời cắn.
Bị giời leo bôi thuốc gì?
Khi bị bọ giời cắn, thay vì dùng xà phòng để rửa sạch da bạn nên sử dụng nước muối sinh lý để vệ sinh sát trùng.
Sau đó bạn nên kết hợp một số loại thuốc đặc trị để chữa bệnh giời leo nhanh nhất như sau:
- 1 đến 2 ngày đầu dùng các loại kem bôi như jarish bôi, Dalibour, xanh methylene, Castelani. Tần suất sẽ là 3-4 lần/ngày, lưu ý nên bôi một lớp mỏng nhẹ và hạn chế vết bỏng giời leo với nước và bụi bẩn.
- Một số trường hợp biến chứng nghiêm trọng thì nên dùng riêng các loại thuốc sau:
- Vết cắn bị hở, viêm nhiễm nên dùng thuốc mỡ kháng sinh: Samicason, Begendrem…
- Vết đốt có dịch mủ nên dùng hổ keo tetraprenisolon và một số loại thuốc trị giời leo thay thế như Pesancort, Diproson, Flucinar, Gentrison, Fobancort.
- Tại điểm giời leo có mủ trắng, bạn nên uống thêm Amoxicilin hoặc Erythromycin. (**) Lưu ý: Một số loại thuốc kháng sinh như Cetrizin, Loratadin, Phenergan có tác dụng giảm sưng nề, ngứa rát bạn có thể tham khảo theo đơn của bác sĩ.
- Tuy nhiên, chúng tôi vẫn khuyên bạn khi vết thương quá lớn, 1-2 ngày nhưng không có dấu hiệu giảm sưng nên đến gặp ngay bác sĩ chuyên khoa để có biện pháp xử lý hiệu quả nhất.
Giời leo sau khi gây tổn thương bề mặt da thường để lại sẹo thâm, nếu không điều trị sớm sau này điều trị sẽ rất mất thời gian.
Theo nghiên cứu và qua sự đánh giá của người tiêu dùng thì sản phẩm kem trị sẹo Scar Esthetique hiện trên thị trường hiện nay có khả năng trị khỏi các vết sẹo do giời leo gây ra nhất là các vết thâm với thời gian khỏi nhanh thường từ 7-10 ngày.
Tham khảo sản phẩm tại đây: https://kemtriseo.com.vn/san-pham/kem-tri-seo-scar-esthetique-10ml/
Cách phòng chống bệnh giời leo hiệu quả
Ngoài ra, dưới đây là một số lưu ý quan trọng trong cách phòng chống bệnh giời leo bạn cần phải biết:
- Không nên làm việc, chơi trong những bụi cây rậm vì đó là nơi trú ngụ của bọ giời
- Nên bảo vệ nhà cửa tránh côn trùng xâm nhập bằng các loại rèm chuyên dụng
- Vào ban đêm, nên hạn chế bật đèn sáng vì chúng rất dễ thu hút giời leo
- Không nên dùng tay không để đập, đuổi bọ giời và đặc biệt khi bị tuyệt đối không dùng tay gãi vì nó vừa tăng tỷ lệ lây lan, vừa dễ gây sẹo.
- Dùng riêng khăn và hạn chế tiếp xúc trực tiếp với vết giời leo.
- Không tự ý dùng các nguyên liệu tự nhiên để chữa khi không có sự hướng dẫn bác sĩ.
Hi vọng những thông tin trên đã giúp bạn biết được khi bị giời leo nên bôi thuốc gì. Chúc bạn nhanh khỏe!
TÌM HIỂU THÊM:
- Cách chữa bệnh giời leo bằng đậu xanh đơn giản tại nhà
- Lưu lại các địa điểm đi khám nếu bị côn trùng cắn